Category Archives: Bộ nguồn

Dòng Sản phẩm omron

Dòng Sản phẩm

Omron đưa ra lựa chọn phong phú về các loại bộ nguồn để phù hợp với nhu cầu của phần lớn mọi ứng dụng!

Minh họa dưới đây là một số nhóm bộ nguồn phổ biến nhất, một số có các tính năng đặc biệt.

Từ trái sang phải:

  • S82S
  • S8AS
  • S8JX
  • S8VM
  • S8VS
 Bộ nguồn xung giá rẻ S8JC    Bộ nguồn xung ổn áp S8JX
 
xem chi tiết  xem chi tiết
Bộ nguồn xung ổn áp S8VE Bộ nguồn xung ổn áp S8VS
xem chi tiết xem chi tiết 
Bộ nguồn xung ổn áp S8VM

Cấu hình

Giới thiệu  

Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu các bộ phận bên trong bộ nguồn, cách thức hoạt động của bộ nguồn,và cách nối dây.

Bạn sẽ tìm hiểu một số thuật ngữ mới và áp dụng một số kiến thức mà bạn đã học được trong bài học trước.

Sẽ mất khoảng 15 phút để hoàn thành bài học này.

Lắp ráp 

Hình phía bên phải là bộ nguồn phổ biến của Omron. S8VS Switch Mode Power Supply

Chúng ta sẽ sử dụng dạng này làm ví dụ để mô tả cấu hình cơ bản phổ biến đối với hầu hết các bộ nguồn.

Chú ý đến các khe dọc phía trên và các cạnh của vỏ bộ nguồn. Các khe này dùng để thông gió.

Chuyển đổi điện năng sẽ tạo ra một số nhiệt và những khe thông gió này sẽ giúp không khí lưu thông và phát tán nhiệt được tạo ra bên trong.

Mặc dù bộ nguồn này có thể đặt trên một rãnh chung với các thiết bị khác, nhưng không nên lắp
các thiết bị khác quá gần nhau để tránh chặn các khe thông gió.

Sự tương đồng 

Mặc dù bộ nguồn có nhiều cấu hình khác nhau, nhưng chúng đều có một số điểm tương đồng.

Chúng đều có một vài cách để nối dây dẫn.

Bộ nguồn trong hình sử dụng các đầu vít để nối điện. Trước hết, nới lỏng vít, sau đó tróc lớp cách điện bằng nhựa khỏi dây dẫn đủ để trượt vào vít. Tiếp theo, siết chặt vít ở phần dây trần. Vít sẽ đủ chặt để ngăn không cho dây rơi xuống khi kéo dây.

Chúng đều có đầu vào và đầu ra.

Đầu vào là điện áp xoay chiều công suất lớn được cung cấp cho mục đích thương mại. Đầu ra là điện áp một chiều công suất nhỏ mà bộ nguồn tạo ra cho các thiết bị điện tử.

Chúng đều có đầu nối đất an toàn.

Đặc điểm 

Bộ nguồn cũng có thể có các đặc điểm bổ sung như đèn chỉ báo và các điều chỉnh để tinh chỉnh.

Bộ nguồn ở hình bên phải có đèn chỉ báo để cho bạn biết rằng có điện áp một chiều trên đầu vít ở đầu ra.

Bộ nguồn này cũng có đèn chỉ báo nếu đầu ra điện một chiều quá thấp. Điều này có thể xảy ra khi bạn gắn tải vào đầu ra cần nhiều điện năng hơn mức bộ nguồn có thể cung cấp. Trong trường hợp đó, có thể cần đến một bộ nguồn có công suất lớn hơn.

Bộ nguồn này cũng có điều chỉnh để tinh chỉnh điện áp một cách chính xác theo nhu cầu của bạn.

Cách thức hoạt động của Bộ nguồn?

Bộ nguồn được cấu tạo từ các bộ phận điện tử giúp chuyển đổi điện áp vào thành điện áp ra mong muốn cần thiết cho các thiết bị tải.

Thay vì cố gắng tìm hiểu tất cả các bộ phận điện tử bên trong bộ nguồn, sẽ đơn giản hơn nhiều khi tìm hiểu các giai đoạn diễn ra bên trong bộ nguồn.

Về cơ bản có 3 giai đoạn diễn ra:

  • Biến đổi
  • Chỉnh lưu
  • Điều phối đầu ra

Hãy cùng kiểm tra hoạt động ở những giai đoạn này.

Biến đổi

Bộ nguồn có chứa các thiết bị có tên là máy biến thế. Chúng ta đã tìm hiểu
trước đó rằng máy biến thế nhận điện áp cao ở phần chính và sau đó xuất ra điện áp thấp hơn ở phần phụ.

Hình bên phải là một máy biến thế và một biểu tượng được dùng để biểu thị máy biến thế trên hình vẽ.

Bộ nguồn có các máy biến thế được gắn sẵn để giảm điện áp thậm chí, về mức rất thấp, chẳng hạn như từ 220 VAC xuống 24 VAC.

Chỉnh lưu

Bộ nguồn có chứa các thiết bị có tên là bộ chỉnh lưu giúp chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử có tên là đi-ốt chỉ cho phép dòng điện chuyển động theo một hướng.

Do đó, thiết bị này chỉ cho phép dòng điện chạy qua nếu điện tích được phân cực đúng. Bằng cách sắp xếp các bộ phận này theo một kiểu nhất định, chúng ta có thể hướng các electron để thay đổi hướng chuyển động thành dòng điện một chiều.

Như chúng ta có thể thấy trong hình, điện áp xoay chiều vào mạch chỉnh lưu từ phía bên trái và thoát khỏi mạch là một chiều ở phía bên phải.

Người sử dụng không thể điều chỉnh gì các bộ phận này, vì vậy chúng ta không cần phải hiểu rõ nguyên nhân, mà chỉ cần biết có hiện tượng đó.

Điều phối

Tín hiệu xuất ra từ quá trình chỉnh lưu không đủ tốt để cấp điện cho các thiết bị điện tử nhạy cảm. Nhiễu và gợn sóng trong tín hiệu có thể khiến một số thiết bị điện tử gặp trục trặc.

Điều phối tín hiệu giúp tạo ra đầu ra ổn định với một tín hiệu đủ sạch cho các ứng dụng nhạy cảm nhất.

Bộ Nguồn

Bộ nguồn nhận điện áp xoay chiều công suất lớn xuất phát từ nguồn thương mại và chuyển đổi thành điện áp một chiều công suất nhỏ sạch.

Bộ nguồn có thể biến đổi điện áp cao thành điện áp thấp.

Bộ nguồn có thể chỉnh lưu điện áp xoay chiều và tạo ra điện áp một chiều.

Bộ nguồn có thể điều phối điện áp đầu ra để điện áp này ổn định và không có nhiễu, đủ để chạy các thiết bị điện tử nhạy cảm.

Kỹ thuật

Trong thực tế, bộ nguồn có chút phức tạp hơn ta tưởng.

Các kỹ sư Omron sử dụng năng lực chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra bộ nguồn chính xác và hiệu quả nhất trên thế giới.

CÁC BÀI KHÁC:

Nguyên lý và Công nghệ

Điện

Điện sản sinh từ đâu?

Hầu hết mọi người đều biết rằng điện (hay còn gọi là điện năng) sản sinh từ
các trạm phát điện.

Mặc dù các trạm này cung cấp điện cho chúng ta, nhưng thực sự không phải là những gì chúng ta nói đến khi sử dụng thuật ngữ “bộ nguồn”.

Điện được tạo ra tại trạm phải được truyền tải qua khoảng cách xa và phải được xử lý trước khi trở nên hữu dụng. Chúng ta sẽ sớm tìm hiểu cách thực hiện việc này.

Bạn có thể nghĩ ra bất kỳ cách nào khác có thể sản sinh ra điện không?

Máy phát điện

Máy phát điện chuyển đổi cơ năng thành
điện năng.

Cơ năng có thể sản sinh từ:

  • động cơ đốt trong
  • động cơ tuabin hơi nước
  • cối xay gió
  • bánh xe nước

Máy phát điện bao gồm các cuộn dây bên trong quay quanh một từ trường. Khi máy phát điện quay, các electron chuyển động qua cuộn dây để tạo ra điện năng.

Thông thường, trạm phát điện đốt cháy một số loại nhiên liệu
để sinh nhiệt. Các trạm này sử dụng năng lượng nhiệt để tạo hơi nước dưới áp suất cao. Hơi nước chịu áp này được dùng để quay động cơ tuabin nhằm sản sinh ra điện.

Xoay chiều và Một chiều

Chúng ta vừa được biết rằng khi máy phát điện tạo ra điện,
các electron được tạo ra để chuyển động khắp các dây dẫn. Thuật ngữ để mô tả sự chuyển động của các electron được gọi là dòng điện.

Electron mang điện tích âm và được hút vào điện tích dương. Điều này đặc biệt tương tự với cách các cực trái dấu hút nhau trong nam châm. Các electron chuyển động từ cực này sang cực khác trong một vật dẫn điện, chẳng hạn như dây dẫn.

Khi các electron chỉ chuyển động theo một hướng, chúng ta gọi hiện tượng này là Dòng điện Một chiều hay DC, và được ký hiệu bởi một đường thẳng.

Dòng điện thay đổi hướng do sự thay đổi phân cực được gọi là Dòng điện Xoay chiều hay AC, được ký hiệu bởi một sóng dạng sin.

Hệ thống truyền tải

Máy phát điện tạo ra điện năng được nối với Hệ thống truyền tải, là các cáp có đường kính lớn.

Hệ thống truyền tải được dùng để phân phối điện năng qua các khoảng cách lớn, cách xa trạm phát điện.

Máy phát điện tạo ra điện tích và khiến các electron chuyển động qua vật dẫn. Các electron này sau đó được truyền tải qua các đường dây và thực sự là chuyển động trên bề mặt dây dẫn chứ không chuyển động qua dây dẫn.

Dây dẫn có đường kính càng lớn thì diện tích bề mặt càng lớn, và điều này cho phép nhiều electron hơn chuyển động trên bề mặt của dây dẫn.

Những dây dẫn lớn này có thể truyền tải lượng lớn điện, nhiều điện năng hơn mức hữu dụng cho phần lớn yêu cầu của ứng dụng tự động hóa. Tuy nhiên, khả năng truyền tải lượng lớn điện đảm bảo rằng có đủ điện năng cho tất cả những người cần dùng.

Truyền tải điện AC có hiệu quả hơn truyền tải điện DC qua khoảng cách xa. Đó là lý do tại sao phần lớn điện năng được truyền tải từ trạm dưới dạng điện AC có điện áp cao.

Điện áp

Điện áp là đơn vị đo dùng để xác định mức điện năng trên đường dây. Sau đó, chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ hơn về điện áp là gì và tại sao điện áp lại quan trọng.

Bây giờ, tất cả những gì chúng ta thực sự cần biết là lượng điện áp trên Hệ thống truyền tải cao hơn nhiều so với mức hữu dụng cho phần lớn các ứng dụng.

Các dụng cụ đo được các cá nhân đủ trình độ sử dụng để đo lượng điện áp hiện có.

Hình phía bên phải là vôn kế, một dụng cụ đo được các thợ điện sử dụng để đo điện áp.

Cường độ dòng điện

Chúng ta đã được biết rằng các electron chuyển động qua một vật dẫn như dây dẫn và hướng chuyển động được xác định bởi tính phân cực ở mỗi đầu dây dẫn. Các electron có điện tích trái dấu sẽ hút nhau và chuyển động qua vật dẫn theo hướng hút chúng.

Tốc độ chuyển động qua vật dẫn được xác định bởi các yếu tố như cường độ lực hút và khả năng chuyển động dễ dàng qua dây dẫn.

Mức độ lực hút được dựa trên lượng điện tích âm ở một đầu dây và lượng điện tích dương ở đầu dây khác. Điện áp càng cao thì lực hút càng lớn.Một số vật liệu có thể làm vật dẫn khá tốt và cho phép sự chuyển động dễ dàng của các electron. Ví dụ về vật dẫn tốt là bạc và đồng. Đồng được dùng phổ biến vì tính kinh tế so với bạc. Phần lớn kim loại đều là vật dẫn tốt. Các vật liệu khác có thể không phải là vật dẫn tốt do chúng cản trở dòng electron.

Tốc độ điện chuyển động qua dây dẫn được gọi là cường độ dòng điện và đơn vị đo được gọi là ampe hay amp. Dụng cụ đo ở hình bên phải được gọi là ampe kế và được dùng để do lượng dòng điện chạy qua một vật dẫn hoặc dây dẫn.

Máy biến thế

Vì điện áp trên đường dây lưới điện quá lớn để có thể sử dụng trong hầu hết các ứng dụng nên máy biến thế được dùng để nhận điện áp cao hơn và giảm điện áp xuống mức hữu dụng hơn.

Máy biến thế nối với đường dây lưới điện có điện áp cao và cung cấp điện năng ở mức điện áp thấp hơn thông qua bộ dây dẫn khác nhau.

Máy biến thế được dùng để giảm điện áp còn gọi là máy biến thế giảm áp.

Ngay cả khi ở mức giảm, các điện áp này vẫn có thể gây nguy hiểm.

Công suất

Cuối cùng, điện được truyền đến đích đến, nơi được đo bằng watt kế. Mức sử dụng điện được đo bằng watt.

Watt kế đo lượng điện năng được sử dụng tại thiết bị cuối. Công ty cung cấp điện sử dụng thông tin ghi lại bằng watt kế để xác định khoản tiền phải trả cho công ty.

Thông thường thì lượng điện được sử dụng tại hộ dân sẽ

xuất hiện trên hóa đơn của nhà cung cấp điện.

Bộ Nguồn

Vì điện xoay chiều thương mại có điện áp cao như vậy nên không thể áp dụng trực tiếp cho các thiết bị điện tử cảm biến của văn phòng và nhà máy một cách an toàn.

Do đó, cần có bộ nguồn để chuyển đổi điện xoay chiều thương mại thành điện một chiều điện áp thấp
để cấp nguồn cho mạch tích hợp (chip), tranzito và các bộ phận khác.

Nhấp và0 hình dưới  để xem cách bộ nguồn có thể chuyển đổi điện xoay chiều thương mại từ ổ cắm điện ở phía bên trái hình để cung cấp điện một chiều DC điện áp thấp cho các bộ phận tự động hóa khác nằm ở phía bên phải hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Nguồn

Bộ Nguồn là gì và tại sao lại cần bộ nguồn?

Một định nghĩa về Bộ Nguồn là … “một thiết bị cung cấp
điện một chiều yêu cầu được chuyển đổi từ điện xoay chiều thương mại “…

Để trả lời câu hỏi đầu tiên, chúng ta sẽ phải tìm hiểu thêm
về các thuật ngữ được sử dụng trong định nghĩa trên.

Bài học đầu tiên này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi đó và sẽ
mất khoảng 10 phút để hoàn thành.

Bây giờ hãy cùng xem xét kỹ hơn bộ nguồn là gì và tại sao
chúng ta cần bộ nguồn.